CÁC NGHI LỄ QUAN TRỌNG TRONG TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI TẠI VIỆT NAM

Lễ cưới chính là mốc đánh dấu cho đôi lứa chính thức về chung một nhà, cùng nhau xây dựng một cuộc sống mới, một gia đình mới. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại nhiều nghi lễ và giai đoạn trong việc cưới hỏi truyền thống đã được lược bỏ nhưng những nghi lễ quan trọng và cơ bản nhất vẫn còn được lưu giữ. Hãy cùng Tiệc cưới Asean tìm hiểu xem một đám cưới hiện nay cần có những nghi lễ nào nhé.

1. Lễ dạm ngõ

Đây là một phần quan trọng trong nghi lễ cưới truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Ngày nay, lễ dạm ngõ hay còn được biết đến với tên gọi lễ giáp lời, không còn được tổ chức theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Vì vậy, trước khi làm lễ chạm ngõ, nhà trai cũng phải chọn ngày đẹp để đến gặp gia đình nhà gái để “vạn sự khởi đầu nan” suôn sẻ thì mọi việc tiếp theo mới trọn vẹn. 

Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn.

Thành phần tham dự trong ngày lễ dạm ngõ chỉ trong nội bộ gia đình 2 họ: cô dâu, chú rể, bố mẹ và anh chị em ruột của cô dâu chú rể. Việc đón tiếp nhà trai cũng đơn giản và thân thiện. Nhà gái chuẩn bị sẵn nước trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây,… mời khách. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái mang lên bàn thờ gia tiên thắp hương.

Hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.

Cơi trầu trong lễ dạm ngõ

2. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ. Ngày nay, tuy nhiều nghi lễ đám cưới đã được giảm bớt, nhưng lễ ăn hỏi là một trong những phần chính vẫn được duy trì.

Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố chú rể, bố cô dâu giới thiệu những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai.

Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay. Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít và trầu cau mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Ngoài ra, nhà gái giữ lại thường là 2 phần và đưa trả lại nhà trai 1 phần. Đồ lễ nhà gái giữ lại được dùng để mời cưới.

Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.

Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách. Thời gian ăn hỏi và lễ cưới cách nhau 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc lựa chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.

Tráp ăn hỏi

3. Lễ cưới

Lễ cưới là nghi lễ quan trọng và được tổ chức long trọng nhất trong phong tục cưới hỏi truyền thống Việt Nam. Nghi thức lễ cưới đầy đủ bao gồm 3 nghi thức:

Lễ xin dâu

Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái, mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Cô dâu sẽ được trang điểm, mặc váy cưới và chú rể mặc vest. Nhà trai và nhà gái giới thiệu thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu. Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái. Sau cùng nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng. Đại diện nhà gái cũng đọc lời phát biểu trong lễ xin dâu, đồng ý cho nhà trai đón cô dâu.

Lễ xin dâu

Nghi thức lễ rước dâu

Dù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải “chấn chỉnh đội hình”. Trong lễ rước dâu truyền thống, vị trí đầu đoàn thường đầu là đại diện nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn.

Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về.

Khi được “các cụ” cho phép, chú rể vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu, cùng cô dâu đến trước bàn thờ thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Sau đó, vị đại diện nhà trai sẽ đáp lời thay chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái sẽ cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới.

Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham dự tiệc cưới.

Nghi lễ rước dâu

Lễ lại mặt

Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một mâm lễ nhỏ để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là lễ nhị hỷ. Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới.

Thời gian sẽ tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa 2 nhà cũng như điều kiện, công việc của đôi trẻ. Thông thường, lễ lại mặt thường diễn ra buổi sáng, hiếm khi thăm nhà gái vào lúc tối hay chiều muộn. Lễ lại mặt vẫn là một trong lễ quan trọng thể hiện ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ hiếu không chỉ với nhà chồng mà cũng phải quan tâm, chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Ngoài ra còn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của gia đình nhà trai và chú rể với gia đình nhà gái, tạo sự gắn bó, thân mật giữa hai nhà.

Lễ lại mặt

Theo Marry.vn

Hệ thống Tiệc cưới Sự kiện Asean Wedding Center là trung tâm tổ chức tiệc cưới và sự kiện trên địa bàn Hà Nội, với hơn 20 năm kinh nghiệm tổ chức tiệc cưới trọn gói, chất lượng dịch vụ của Asean đã được khẳng định và được nhiều thế hệ người dân thủ đô tin tưởng. Liên hệ tư vấn và đặt tiệc với Asean Wedding Center tại đây.

"UY TÍN TỪ 1997"

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hotline: 091 5665869

HỆ THỐNG TIỆC CƯỚI VÀ SỰ KIỆN ASEAN HÀ NỘI
CS1: Triển lãm Vân Hồ, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
CS2: Rạp Đại Nam, số 89 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
CS3: Khách sạn Khăn Quàng Đỏ, số 94 Ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
CS4: CWD Hotel (khách sạn Phụ Nữ), số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
CS5: Nhà khách Bộ Quốc Phòng (T66), số 266 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Liên hệ để được tư vấn:
HOTLINE 091 5665869
CSKH 1: Ms Hằng 0934 391 118
CSKH 2: Ms Khai 0903 207 048
EMAIL: tieccuoivasukienasean@gmail.com
Hệ thống Tiệc Cưới và Sự Kiện Asean Hà Nội
Hệ thống Tiệc Cưới và Sự Kiện Asean Hà Nội
Uy tín từ 1997
  • Trụ sở chính: Triển lãm Vân Hồ, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • tieccuoivasukienasean@gmail.com
  • 091 5665869